Thursday, May 18, 2017

World will run out of food by 2050 thanks to population boom

Đến năm 2050, thế giới sẽ cạn kiệt lương thực vì bùng nổ dân số

THE population of Earth could be too big to feed itself by 2050, according to scientists.
Theo các nhà khoa học, đến năm 2050, dân số thế giới sẽ trở nên quá đông và nguồn lương thực sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu.

 
The world might not be able to sustain itself by 2050
Đến năm 2050, thế giới có thể sẽ không đủ khả năng để nuôi sống tất cả dân số

As the population continues to boom, humanity is slowly but surely running out of resources and by the middle of this century, there may be too many people to sustain.
Khi dân số thế giới tiếp tục bùng nổ, dần dần nhưng chắc chắn nhân loại sẽ cạn kiệt các nguồn tài nguyên và đến giữa thế kỉ này, sẽ có quá nhiều người đến nỗi khó thể nuôi sống được hết tất cả.

Experts believe that the population will reach nine billion by the middle of the century, whereas the demand for food cannot match the population growth.
Các chuyên gia tin rằng dân số thế giới sẽ đạt ngưỡng 9 tỉ người vào giữa thế kỉ này, trong khi nhu cầu về lương thực không thể đáp ứng đủ.

A report from Oxfam says that while the population will climb by two billion by the middle of the century, agricultural yield has almost halved since 1990.
Theo bản báo cáo của tổ chức liên minh quốc tế Oxfam, trong khi dân số thế giới tăng thêm 2 tỉ người vào giữa thế kỉ, sản lượng nông nghiệp đã giảm gần như một nửa kể từ năm 1990.

By 2030, the report from the charity says, prices of staple foods such as corn and rice will climb by 180 per cent and 130 per cent, respectively.
Báo cáo của tổ chức từ thiện cho biết, đến năm 2030, giá của các loại nông sản chính yếu như ngô và gạo sẽ tăng lần lượt 180% và 130%.

 
It will be more difficult to grow crops in the future
Trong tương lai việc canh tác ngô sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều

Robert Bailey, Oxfam's senior climate advisor, said: "The food system must be transformed. By 2050, there will be 9 billion people on the planet and demand for food will have increased by 70 per cent. 
Cố vấn cấp cao về khí hậu của Oxfam, Robert Bailey cho biết: "Hệ thống thực phẩm cần phải được thay đổi. Đến năm 2050 sẽ có 9 tỉ người trên hành tinh này, khi đó nhu cầu về thực phẩm sẽ tăng đến 70%".

“This demand must be met despite flatlining yields, increasing water scarcity, and growing competition over land. 
"Nhu cầu về lương thực phải được đáp ứng mặc cho tình trạng sản lượng lương thực thấp, khan hiếm nước sạch và cạnh tranh liên quan đến đất canh tác ngày càng gia tăng".

“And agriculture must rapidly adapt to a changing climate and slash its carbon footprint.”
"Nền nông nghiệp phải nhanh chóng thích ứng với biến đổi khí hậu và cắt giảm lượng khí CO2 thải vào khí quyển."

Famine is likely to increase
Nạn đói có xu hướng gia tăng
Food prices will continue to rise as the demand is not met, leading to increased famine across the globe.
Giá lương thực sẽ tiếp tục tăng trong khi nhu cầu về lương thực vẫn không được đáp ứng. Điều này khiến nạn đói lan nhanh trên toàn cầu.

Professor Julian Cribb, author of ‘The Coming Famine: The Global Food Crisis and What We Can Do to Avoid It’, warned in his book: “The world has ignored the ominous constellation of factors that now make feeding humanity sustainably our most pressing task - even in times of economic and climatic crisis.
"It is arriving even faster than climate change.”
Tác giả cuốn "The Coming Famine: The Global Food Crisis and What We Can Do to Avoid It" (tạm dịch: Nạn đói sắp đến: Khủng hoảng lương thực toàn cầu và điều nhân loại cần làm"), giáo sư Julian Cribb đưa ra lời cảnh báo trong quyển sách của mình: "Thế giới đã phớt lờ những điềm báo khiến việc duy trì sự sống cho nhân loại trở thành nhiệm vụ cấp thiết - ngay cả trong thời điểm khủng hoảng kinh tế và biến đổi khí hậu.
"Khủng hoảng lương thực thậm chí còn xảy ra nhanh hơn cả biến đổi khí hậu."

 
The global population will reach nine billion by 2050
Dân số thế giới sẽ đạt ngưỡng 9 tỉ người vào năm 2050

A separate report from the Global Harvest Initiative says that action needs to begin now to solve the impending crisis.
Bản báo cáo riêng của Tổ chức sáng kiến toàn cầu (GHI) cho rằng: cần thiết phải đưa ra hành động để giải quyết cuộc khủng hoảng này.

Margaret Zeigler, executive director of GHI, said: "Countries need to prioritise agriculture and the growing of food in more sustainable methods. 
Giám đốc biểu hành GHI, Margaret Ziegler phát biểu: "Các quốc gia cần ưu tiên cho nông nghiệp và phát triển lương thực thực phẩm theo hướng bền vững.

"If we don't start now, we'll have a problem sooner, even by 2030.”
Ms Zeigler added that more animals will need to be farmed to sustain the rising population, which will also add to climate change.
Nếu chúng ta không hành động ngay lúc này, chúng ta sẽ sớm gặp rắc rối, thậm chí chỉ ở năm 2030."
Bà Zeigler phát biểu thêm rằng cần nuôi thêm nhiều gia súc để cung cấp đủ thức ăn cho lượng dân số đang gia tăng, điều này cũng góp phần làm biến đổi khí hậu.

She said: ”We're also going to see more levels of methane emission from cattle if we don't learn how to produce more using less or the same resources.”
Bà nói: "Chúng ta sẽ chứng kiến lượng khí mê-tan thải ra từ gia súc nhiều hơn nếu không học phương pháp để sử dụng ít hơn hoặc bằng với nguồn tài nguyên mà ta đang có."

However, the report from Oxfam concluded that all hope is not yet lost.
Tuy nhiên, bản báo cáo của Oxfam kết luận rằng chúng ta chưa phải đã hết hi vọng.

It reads: "Thankfully, the vast transformation needed is already under way led by individuals, organisations and movements who have taken the future into their own hands.”
Bản báo cáo viết: "May mắn thay, những thay đổi to lớn đang được thực hiện bởi các cá nhân, tổ chức và các nhà hoạt động - những người đang nắm giữ tương lai nhân loại trong bàn tay mình".


Source: Daily Express

0 comments:

Post a Comment