Thursday, May 18, 2017

The meaning of life in a world without work


Ý nghĩa cuộc sống trong một thế giới không cần làm việc

As technology renders jobs obsolete, what will keep us busy? Sapiens author Yuval Noah Harari examines ‘the useless class’ and a new quest for purpose
Khi công nghệ khiến cho việc làm trở nên dư thừa, điều gì vẫn khiến bạn bận rộn? Tác giả nhân chủng học Yuval Noah Harari nghiên cứu "lớp sinh vật vô dụng" và mở ra một cuộc tìm kiếm mới nhằm đạt được câu trả lời


Most jobs that exist today might disappear within decades. As artificial intelligence outperforms humans in more and more tasks, it will replace humans in more and more jobs. Many new professions are likely to appear: virtual-world designers, for example. But such professions will probably require more creativity and flexibility, and it is unclear whether 40-year-old unemployed taxi drivers or insurance agents will be able to reinvent themselves as virtual-world designers (try to imagine a virtual world created by an insurance agent!). And even if the ex-insurance agent somehow makes the transition into a virtual-world designer, the pace of progress is such that within another decade he might have to reinvent himself yet again.
Hầu hết những công việc đang tồn tại hiện nay sẽ biến mất trong vài thập kỷ tới. Vì càng ngày trí thông minh nhân tạo càng làm tốt hơn con người trong nhiều việc, tương lai sẽ có càng nhiều ngành nghề mà trí thông minh nhân tạo có thể thay thế con người . Nhiều nghề nghiệp mới sẽ xuất hiện: ví dụ như các nhà thiết kế thế giới ảo. Nhưng những nghề nghiệp như vậy chắc chắn sẽ yêu cầu óc sáng tạo và tính linh hoạt nhiều hơn, không chắc những người 40 tuổi thất nghiệp đi lái taxi hoặc những nhân viên bán bảo hiểm có thể tự đổi mới bản thân để trở thành nhà thiết kế thế giới ảo (thử tưởng tượng xem một thế giới ảo do một nhân viên bán bảo hiểm sáng tạo ra!). Thậm chí, bằng cách này hay cách khác, một cựu nhân viên bán bảo hiểm có thể chuyển nghề qua thiết kế thế giới ảo thì với tốc độ của sự phát triển, trong vòng 10 năm anh ta lại phải tự đổi mới chính mình lần nữa.

The crucial problem isn’t creating new jobs. The crucial problem is creating new jobs that humans perform better than algorithms. Consequently, by 2050 a new class of people might emerge – the useless class. People who are not just unemployed, but unemployable.
Vấn đề chủ yếu không phải là tạo ra công ăn việc làm mới. Vấn đề chủ yếu là tạo ra những công việc mà con người làm tốt hơn máy móc. Do đó, đến năm 2050, một tầng lớp mới sẽ xuất hiện - người vô dụng. Những người không chỉ bị thất nghiệp mà còn không thể dùng vào việc gì.

The same technology that renders humans useless might also make it feasible to feed and support the unemployable masses through some scheme of universal basic income. The real problem will then be to keep the masses occupied and content. People must engage in purposeful activities, or they go crazy. So what will the useless class do all day?
Cùng một công nghệ đã làm cho con người trở nên vô dụng có lẽ nó cũng có khả năng cung cấp thức ăn và nuôi sống cộng đồng người thất nghiệp thông qua một vài sơ đồ thu nhập cơ bản phổ quát (khoản thanh toán tiền mặt vô điều kiện cho tất cả các công dân). Vấn đề thật sự ngay sau đó là giữ cho cộng đồng ấy bận rộn và hài lòng. Con người cần phải thực hiện những hoạt động có ý nghĩa, có mục đích, nếu không họ sẽ phát điên. Vậy tầng lớp vô dụng sẽ làm gì trong cả một ngày dài?

One answer might be computer games. Economically redundant people might spend increasing amounts of time within 3D virtual reality worlds, which would provide them with far more excitement and emotional engagement than the “real world” outside. This, in fact, is a very old solution. For thousands of years, billions of people have found meaning in playing virtual reality games. In the past, we have called these virtual reality games “religions”.
Câu trả lời có thể là những trò chơi trên máy tính. Những người dư thừa về kinh tế có lẽ sẽ tăng thêm thời gian tiêu tốn vào thế giới thực tế ảo 3D, nơi cung cấp cho họ những cuộc chiến đầy kích thích với nhiều cung bậc cảm xúc hơn là "thế giới thật" ngoài kia. Cách này thực ra là một giải pháp xưa cũ rồi. Hàng ngàn năm qua, hàng tỷ người đã tìm thấy ý nghĩa trong việc chơi các game thực tế ảo. Trong quá khứ, chúng ta gọi những game thực tế ảo là một loại "tín ngưỡng".

What is a religion if not a big virtual reality game played by millions of people together? Religions such as Islam and Christianity invent imaginary laws, such as “don’t eat pork”, “repeat the same prayers a set number of times each day”, “don’t have sex with somebody from your own gender” and so forth. These laws exist only in the human imagination. No natural law requires the repetition of magical formulas, and no natural law forbids homosexuality or eating pork. Muslims and Christians go through life trying to gain points in their favorite virtual reality game. If you pray every day, you get points. If you forget to pray, you lose points. If by the end of your life you gain enough points, then after you die you go to the next level of the game (aka heaven).
Tín ngưỡng là gì nếu như nó không phải là một trò chơi thực tế ảo lớn được hàng triệu người cùng chơi với nhau? Tín ngưỡng như đạo Hồi và đạo Cơ-đốc sáng tạo ra những phép tắc hư cấu, như là "không ăn thịt heo", "đọc kinh cầu nguyện vào một thời gian nhất định mỗi ngày", "không quan hệ với người cùng giới", v.v. Những phép tắc này chỉ tồn tại trong tư tưởng của con người. Không có bất kì quy tắc tự nhiên nào yêu cầu phải lặp đi lặp lại những lời cầu nguyện, và cũng không có quy tắc tự nhiên nào ngăn cấm quan hệ đồng tính hay ăn thịt heo. Những người theo đạo Hồi và đạo Cơ-đốc cả đời đều cố gắng đạt được điểm trong trò chơi thực tế ảo yêu thích của riêng họ. Nếu bạn cầu nguyện mỗi ngày, bạn sẽ được điểm. Nếu bạn quên cầu nguyện, bạn sẽ bị mất điểm. Nếu đến cuối cuộc đời bạn kiếm được đủ điểm, sau đó bạn chết rồi qua cấp độ kế tiếp của trò chơi (còn gọi là thiên đường).

As religions show us, the virtual reality need not be encased inside an isolated box. Rather, it can be superimposed on the physical reality. In the past this was done with the human imagination and with sacred books, and in the 21st century it can be done with smartphones.
Như những gì tôn giáo cho ta thấy, thế giới thực tế ảo không cần phải bị bó buộc trong chiếc hộp cô lập. Phần nào thực tế ảo có thể đặt trên cùng một nơi với thế giới vật chất thật. Trước đây, điều này đã được thực hiện nhờ trí tưởng tượng của con người cùng với những quyển kinh thánh, trong thế kỷ 21, những chiếc smartphone (điện thoại thông minh) có thể làm được điều này.

Some time ago I went with my six-year-old nephew Matan to hunt for Pokémon. As we walked down the street, Matan kept looking at his smartphone, which enabled him to spot Pokémon all around us. I didn’t see any Pokémon at all, because I didn’t carry a smartphone. Then we saw two others kids on the street who were hunting the same Pokémon, and we almost got into a fight with them. It struck me how similar the situation was to the conflict between Jews and Muslims about the holy city of Jerusalem. When you look at the objective reality of Jerusalem, all you see are stones and buildings. There is no holiness anywhere. But when you look through the medium of smartbooks (such as the Bible and the Qur’an), you see holy places and angels everywhere.
Một đoạn thời gian trước, tôi cùng cháu trai Matan đi săn Pokémon. Khi chúng tôi bước xuống phố, Matan vẫn luôn nhìn vào smartphone, thiết bị cho phép cậu phát hiện ra vị trí của Pokémon ở chung quanh. Tôi chẳng nhìn thấy con Pokémon nào cả, vì tôi không mang theo smartphone. Sau đó, chúng tôi nhìn thấy hai đứa trẻ khác trên đường, chúng cũng đang săn cùng một con Pokémon với chúng tôi, vì thế suýt chút nữa là chúng tôi đánh nhau với chúng. Tình huống này khiến tôi cảm thấy có nét tương đồng với cuộc xung đột giữa người Do thái và người Hồi giáo về Vùng đất Thánh Jerusalem. Khi bạn nhìn Jerusalem như một đối tượng vật chất thì tất cả những gì thấy được chỉ là đất đá và các kiến trúc. Chẳng thấy nơi nào là thiêng liêng, thần thánh cả. Nhưng khi bạn nhìn qua lăng kính của thánh thư (như Kinh Thánh hay Kinh Koran), bạn sẽ nhìn thấy những vùng đất thánh và các thiên thần ở khắp mọi nơi.

The idea of finding meaning in life by playing virtual reality games is of course common not just to religions, but also to secular ideologies and lifestyles. Consumerism too is a virtual reality game. You gain points by acquiring new cars, buying expensive brands and taking vacations abroad, and if you have more points than everybody else, you tell yourself you won the game.
Ý tưởng tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống bằng cách chơi các game thực tế ảo dĩ nhiên không chỉ là tín ngưỡng mà còn là lối sống và mộng tưởng từ bao lâu nay. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng là một trò chơi thực tế ảo. Bạn kiếm điểm bằng cách giành được xe hơi mới, mua những nhãn hiệu đắt tiền và đi du lịch nước ngoài, nếu bạn có nhiều điểm hơn tất cả những người khác, bạn có thể nói với chính bản thân rằng mình đã chiến thắng trò chơi này.

You might object that people really enjoy their cars and vacations. That’s certainly true. But the religious really enjoy praying and performing ceremonies, and my nephew really enjoys hunting Pokémon. In the end, the real action always takes place inside the human brain. Does it matter whether the neurons are stimulated by observing pixels on a computer screen, by looking outside the windows of a Caribbean resort, or by seeing heaven in our mind’s eyes? In all cases, the meaning we ascribe to what we see is generated by our own minds. It is not really “out there”. To the best of our scientific knowledge, human life has no meaning. The meaning of life is always a fictional story created by us humans.
Bạn có lẽ sẽ phản cảm với những người quá yêu thích xe hơi và những kỳ nghỉ. Chuyện này hẳn là đúng. Nhưng những người tu hành thật sự rất thích cầu nguyện và tổ chức các nghi lễ, và cháu trai của tôi thì rất thích săn Pokémon. Cuối cùng, những hành động thực luôn luôn diễn ra bên trong bộ não của con người. Sẽ xảy ra vấn đề gì nếu các nơron thần kinh bị kích thích bởi các điểm ảnh trên màn hình máy tính, hay bởi cảnh sắc khi nhìn ra ngoài cửa sổ của một khu nghỉ dưỡng ở Ca-ri-bê, hay nhìn thấy thiên thần bằng đôi mắt tâm hồn? Trong mọi trường hợp, ý nghĩa mà chúng ta gán cho những gì ta nhìn thấy được tạo ra bởi chính suy nghĩ của bản thân. Nó không thật sự "ở ngoài kia". Đối với khía cạnh tốt nhất về kiến thức khoa học của chúng ta, cuộc sống của loài người chẳng có ý nghĩa gì. Ý nghĩa của cuộc sống luôn luôn là một câu chuyện tưởng tượng được tạo ra bởi loài người.

In his groundbreaking essay, Deep Play: Notes on the Balinese Cockfight (1973), the anthropologist Clifford Geertz describes how on the island of Bali, people spent much time and money betting on cockfights. The betting and the fights involved elaborate rituals, and the outcomes had substantial impact on the social, economic and political standing of both players and spectators.
Trong bài tiểu luận mang tính đột phá, Deep Play: Notes on the Balinese Cockfight (1973), nhà nhân loại học Clifford Geertz mô tả những gì xảy ra trên đảo Bali, người ta dành quá nhiều thời gian và tiền bạc vào những cuộc chọi gà. Cá cược và những cuộc chọi gà liên quan đến các nghi thức phức tạp, và kết quả sau cùng sẽ tác động đáng kể đến vị thế xã hội, kinh tế và chính trị của cả người chơi và khán giả.

The cockfights were so important to the Balinese that when the Indonesian government declared the practice illegal, people ignored the law and risked arrest and hefty fines. For the Balinese, cockfights were “deep play” – a made-up game that is invested with so much meaning that it becomes reality. A Balinese anthropologist could arguably have written similar essays on football in Argentina or Judaism in Israel.
Những cuộc chọi gà quá mức quan trọng đối với người dân Bali nên khi chính phủ Indonesia tuyên bố hành động đó là bất hợp pháp, người dân đã lờ đi luật pháp, vì thế, họ đã bị bắt và phạt tiền nặng nề. Đối với người Bali, chọi gà là một "deep play" (trò chơi ăn sâu vào lòng người) - một trò chơi hư cấu đã được trao cho rất nhiều ý nghĩa để biến nó thành hiện thực. Một nhà Nhân chủng học người Bali được cho rằng đã viết những bài tiểu luận tương tự về bóng đá ở Argentina hoặc đạo Do thái ở Israel.

Indeed, one particularly interesting section of Israeli society provides a unique laboratory for how to live a contented life in a post-work world. In Israel, a significant percentage of ultra-orthodox Jewish men never work. They spend their entire lives studying holy scriptures and performing religion rituals. They and their families don’t starve to death partly because the wives often work, and partly because the government provides them with generous subsidies. Though they usually live in poverty, government support means that they never lack for the basic necessities of life.
Thật vậy, một phần làm người ta đặc biệt quan tâm của cộng đồng người Israel cung cấp một phòng thí nghiệm độc đáo cho việc làm thế nào để sống một cuộc sống mãn nguyện trong một thế giới "hậu công việc". Tại Israel, một tỷ lệ đáng kể những người đàn ông Do thái chính thống cực đoan không bao giờ làm việc. Họ dành cả cuộc đời để nghiên cứu thánh thư và thực hiện các nghi lễ tôn giáo. Họ và gia đình họ không chết đói một phần là nhờ người vợ thường đi làm, và một phần là vì chính phủ cung cấp cho họ các khoản trợ cấp hào phóng. Mặc dù họ thường sống trong cảnh đói nghèo, nhưng có hỗ trợ của chính phủ nghĩa là họ không bao giờ thiếu những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống.

That’s universal basic income in action. Though they are poor and never work, in survey after survey these ultra-orthodox Jewish men report higher levels of life-satisfaction than any other section of Israeli society. In global surveys of life satisfaction, Israel is almost always at the very top, thanks in part to the contribution of these unemployed deep players.
Đó là tác dụng của thu nhập cơ bản phổ quát. Mặc dù họ nghèo và không bao giờ làm việc, nhưng bản khảo sát sau khi hỏi ý kiến những người Do Thái chính thống cực đoan này đã báo cáo mức độ hài lòng cao hơn bất kỳ thành phần nào khác của xã hội Israel. Trong các cuộc khảo sát toàn cầu về sự hài lòng trong cuộc sống, Israel gần như luôn luôn ở vị trí hàng đầu, một phần là do sự đóng góp của những "deep player" thất nghiệp này.

You don’t need to go all the way to Israel to see the world of post-work. If you have at home a teenage son who likes computer games, you can conduct your own experiment. Provide him with a minimum subsidy of Coke and pizza, and then remove all demands for work and all parental supervision. The likely outcome is that he will remain in his room for days, glued to the screen. He won’t do any homework or housework, will skip school, skip meals and even skip showers and sleep. Yet he is unlikely to suffer from boredom or a sense of purposelessness. At least not in the short term.
Bạn không nhất thiết phải đến Israel để xem thế giới "hậu công việc". Nếu ở nhà bạn có một đứa trẻ tuổi teen thích trò chơi máy tính, bạn có thể tự trải nghiệm điều này. Cung cấp cho cậu bé một khoản trợ cấp tối thiểu là nước ngọt và pizza, và sau đó loại bỏ tất cả các yêu cầu về công việc và sự giám sát của cha mẹ. Kết quả có khả năng là cậu bé sẽ ở lại phòng riêng trong nhiều ngày, dán mắt vào màn hình. Cậu sẽ không làm bài tập về nhà hoặc làm việc nhà, sẽ bỏ học, bỏ bữa ăn và thậm chí bỏ tắm rửa và ngủ. Tuy nhiên, cậu bé lại không bị chán nản hoặc có cảm giác sống không mục đích. Ít nhất không phải là trong ngắn hạn.

Hence virtual realities are likely to be key to providing meaning to the useless class of the post-work world. Maybe these virtual realities will be generated inside computers. Maybe they will be generated outside computers, in the shape of new religions and ideologies. Maybe it will be a combination of the two. The possibilities are endless, and nobody knows for sure what kind of deep plays will engage us in 2050.
Do đó, thực tế ảo có thể là chìa khóa cung cấp ý nghĩa cuộc sống cho tầng lớp người vô dụng trong thế giới "hậu công việc". Có thể những thực tế ảo này sẽ được tạo ra trên các máy tính. Có thể chúng sẽ được tạo ra bên ngoài máy tính, dưới hình thức các tôn giáo và tư tưởng mới. Có lẽ đó sẽ là sự kết hợp của cả hai. Khả năng là vô hạn, và không ai biết chắc chắn về những loại "deep play" nào sẽ thu hút chúng ta vào năm 2050.

In any case, the end of work will not necessarily mean the end of meaning, because meaning is generated by imagining rather than by working. Work is essential for meaning only according to some ideologies and lifestyles. Eighteenth-century English country squires, present-day ultra-orthodox Jews, and children in all cultures and eras have found a lot of interest and meaning in life even without working. People in 2050 will probably be able to play deeper games and to construct more complex virtual worlds than in any previous time in history.
Trong bất kỳ trường hợp nào, kết thúc công việc không nhất thiết là kết thúc ý nghĩa, bởi vì ý nghĩa được tạo ra bằng cách tưởng tượng chứ không phải bằng cách làm việc. Công việc là điều cần thiết cho ý nghĩa chỉ đúng với một số ý thức hệ và lối sống. Các thế lực Anh quốc ở thế kỷ mười tám, những người Do thái chính thống cực đoan ngày nay, và trẻ em ở tất cả các nền văn hóa và thời đại đã tìm thấy rất nhiều điều đáng quan tâm và ý nghĩa trong cuộc sống ngay cả khi không làm việc. Mọi người năm 2050 có lẽ sẽ đắm mình vào các trò chơi hơn và xây dựng những thế giới ảo phức tạp hơn bất kỳ thời đại nào trong lịch sử.

But what about truth? What about reality? Do we really want to live in a world in which billions of people are immersed in fantasies, pursuing make-believe goals and obeying imaginary laws? Well, like it or not, that’s the world we have been living in for thousands of years already.
Nhưng còn sự thật thì sao? Còn thực tế thì sao? Liệu chúng ta có thực sự muốn sống trong một thế giới có hàng tỷ người đang đắm mình trong ảo tưởng, theo đuổi các mục tiêu hư cấu và tuân theo những luật lệ tưởng tượng? Vâng, thích hay không, đó cũng là thế giới chúng ta đã sống qua hàng ngàn năm rồi.

Yuval Noah Harari lectures at the Hebrew University of Jerusalem and is the author of Sapiens: A Brief History of Humankind and Homo Deus: A Brief History of Tomorrow
Yuval Noah Harari giảng dạy tại Đại học Hebrew ở Jerusalem, đồng thời là tác giả của cuốn Sapiens: A Brief History of Humankind và cuốn Homo Deus: A Brief History of Tomorrow

Source: The Guardian


0 comments:

Post a Comment