Học tiếng anh bằng phương pháp du kích có 7 cách ♤♡
Trích dẫn từ sách Học tiếng anh du kích
Cách 1 : – 100 lần 1 phút, hơn 1 lần 100 phút | 100 times 1 minute, better than 100 minutes 1 time
Hãy hình dung bạn xem một clip tiếng Anh, có nhiều từ mà bạn nghe không ra. Sau đó nhìn phụ đề hoặc ai đó chỉ cho thì bạn mới ngạc nhiên, “Ô! Hóa ra là từ này ”
Let’s imagine that you are watching an English clip. There are so many words that you don’t recognize. After looking at the subtitles, you are surprised, “Oh man, I know those words! Why did I not recognize them?”
Bạn có gặp tình trạng phổ biến đó không? Nguyên nhân đơn giản là bạn chưa dành thời gian đủ nhiều cho từ đó để có thể nhận ra ngay trong lần nghe đầu tiên. Nếu bạn biết bí mật này, bạn sẽ thấy thật ra việc luyện nghe lại rất dễ, vì thứ bạn cần bỏ ra duy nhất là thời gian.
Song vấn đề là phải có chiến thuật đúng đắn để tiết kiệm thời gian. Vậy chúng ta sẽ hạ “kẻ địch” như thế nào bằng phương pháp “nghe du kích”?
Is that situation familiar? The reason is simple. You haven’t spent enough time listening to that word to recognize it upon the first encounter. If you know this secret, you will agree with me that listening is the easiest skill to practice. Since the only thing you need to spend is time. But to save time, you need the right strategy. So how do we defeat this “enemy” by “guerrilla listening” skill?
"Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng." ~ Tôn Tử đã nói thế. Nên sau khi nghiên cứu "kẻ địch" này, tôi chia các từ tiếng Anh khi nghe ra làm ba vùng như sau:
“Know thy self, know thy enemy. A thousand battles, a thousand victories.” ~ Sun Tzu. I divided this “enemy” - or the English vocabulary into three areas.
Quen thuộc (Q): là những từ đơn giản, thường gặp, nghe một cái là nhận ra ngay. Ví dụ: internet, mobile, family v.v…
Familiar (F): They are simple words that we see everyday. We can recognize them easily among other words. Eg. Internet, mobile, family...
Lạ mà quen (LQ): là những từ chắc chắn bạn đã từng thấy, từng biết. Nhưng vì ít gặp, ít dùng nên nghe không ra, khi được nhìn phụ đề thì thấy quen lắm. Vd: testimonial, compile, decode…
Sound Familiar (SF): They are the words that you have seen before but rarely used them. So it’s harder to recognize them the first time you hear them. Eg. compile, decode, testimonial...
Lạ hoắc (L): là những từ bạn có thể gặp lần đầu tiên. Vd: Hullaballoo, Poppycock, Lollygag...
Strange (S): They are new words to you. Eg. Hullaballoo, Poppycock, Lollygag…
Hãy lấy bất cứ một cuốn sách bằng tiếng Anh nào, hoặc đơn giản là nhìn sang phần tiếng Anh của cuốn sách này và bắt đầu đếm chữ. Nếu đủ kiên trì thì bạn sẽ thấy một sự thật: 80- 90% các từ sẽ thuộc vùng Q và LQ. 10- 20% còn lại sẽ thuộc vùng L, và tỉ lệ phụ thuộc vào thể loại sách mà bạn đang đọc, cuốn sách chuyên ngành thì lượng thuộc vùng L sẽ càng nhiều.
Take any English book, or simply look at the English version of this book. Turn to any page and start counting the words. You will see that 80-90% of the words belong to the “F” and “SF” areas. The remaining 10-20% belong to the “S” area, depending on which kind of book you’re reading. The more specialized the book is, the more strange words you will encounter.
Tương tự, hầu hết những từ bạn gặp trong cuộc sống, sách vở phổ thông, thường thuộc vùng Q và vùng LQ. Nhiều người nói tiếng Anh có 3000 từ thông dụng, chỉ cần biết chúng là bạn sẽ giỏi. Không chỉ đơn giản như vậy, vấn đề ở đ}y l{ nhớ hoặc biết thôi đều chưa đủ, bạn phải đảm bảo mình “quen tai” - tức là khi nghe, nhận ra chúng liền, bất kể chúng có trú ẩn ở bất cứ chỗ nào.
Similarly, most words you encounter in daily life or common books belong to the “F” & “SF” areas. It’s said that English has 3000 common words, and you only need to learn these words to be proficient. Not really. Memorizing the words’ meanings is not enough; you
must make sure that your ears are familiar with those words - it means you can recognize them wherever they are at the first time listening to whatever materials.
Vì trong một câu có 10 từ, mà bạn nhận ra được 9 từ thông dụng, thì cơ hội hiểu cả câu, hoặc tự đo|n ra nghĩa của từ lạ hoắc còn lại sẽ cao hơn nhiều so với một người hơn bạn ở chỗ biết được cái từ “lạ hoắc” kia, nhưng lại không nghe ra 9 từ thuộc vùng LQ.
Suppose that you recognize 9 common words in one sentence that has 10 words. The chance that you guess the meaning of the last word successfully will surely be higher than a man who knows only that one strange word, but does not recognize the other 9 words.
Trăm hay không bằng “tai quen”, một người có thể biết sơ sơ 300,000 từ tiếng Anh, nhưng chưa chắc đã nghe tốt bằng một người đã thành thục 3000 từ thông dụng và nhận ra được chúng ngay lần nghe đầu tiên. Do vậy, thay vì đi học thêm các từ mới lạ mà chẳng biết bao giờ bạn sẽ dùng, hãy biến những từ ở vùng “lạ mà quen” trở thành “quen thuộc”. Làm sao để làm điều đó? Sưu tập đủ 800 giờ nghe ư?
Listening to one word 100 times is better than listening to 100 words one time. One who studies 300,000 words in a short time may not be better than one who masters 3000 common words in a long time. Instead of learning new, strange words, let’s spend time making “sound familiar” words “familiar”. How do we do that effectively? Accumulating 800 hours of listening?
Cứ cho là trong vòng 10 năm qua, trung bình mỗi một tuần xem một bộ phim nước ngoài, mỗi bộ có thời lượng 100 phút đi. Vậy nhân ra mỗi người sẽ có 100x10x52=52,000 phút nghe, tương đương với 52,000/60=867 giờ nghe. Theo lý thuyết đó chúng ta phải trở thành những cao thủ nghe tiếng Anh từ đời nào rồi chứ?
Suppose that in the last 10 years, we have watched an average of one foreign movie each week. Suppose that each movie is 100 minutes in length, so we will have 10 years x 52 weeks x 100 minutes = 52000 minutes or 867 hours of listening to a foreign language. In theory, we must have developed excellent listening skills by now! But not so fast…
Vấn đề không phải ở số phút bạn xem phim mà là ở số phút bạn dành cho mỗi từ. Nếu mỗi bộ phim có 10,000 từ, vậy bạn sẽ dành 52,000 phút chia cho 10,000 từ là 5,2 phút cho một từ. Thực tế con số này còn nhỏ hơn, vì trên phim thì hầu hết đều là hình ảnh, các câu thoại rất ngắn. Hơn nữa nội dung phim lại khác nhau nên tỷ lệ lặp lại của một từ nào đó thường sẽ không cao. Nếu tính chi li ra, thì hơn 10 năm xem phim, bạn may ra chỉ dành 1 phút cho 1 từ là nhiều. Quá ít để có thể hình thành phản xạ trong não bộ.
The key point here is not the minutes you spend watching movies, it’s the amount of time for each word. If a movie has 10000 words, we will spend 52000 minutes / 10000 words =
5.2 mpw (minutes per word). In fact, this number will be smaller because movies include a lot of pictures and short sentences in conversation. Besides, the content of each movie is different so the odd of listening to a word again is very low. I think the real minutes you
spent for each word in ten years of watching foreign movies, is 1 mpw. Too little to make an impression on our brain.
Nhưng nếu bạn xem một clip dài 1 phút với 100 từ, xem đi xem lại 100 lần thì sẽ rất khác. Sau một phép tính nhỏ, bạn sẽ thấy chúng ta chỉ cần mất 100 phút, đx có ngay thành tựu 1 phút/từ của người xem phim 10 năm bên trên. Do vậy, một khẩu quyết rất quan trọng khi tập nghe là: Thà xem 100 lần clip 1 phút, còn hơn xem 1 lần clip 100 phút!
But if you open a clip that is 1 minute in length and has 100 words, then you watch it again and again, for 100 times. You spend only 100 minutes, but the result of 1 mpw is the same as 10 years watching movies. So my mantra when practicing listening is “100 times 1 minute, better than 1 time 100 minutes”.
Có thể bạn nói việc xem đi xem lại 100 lần clip 1 phút nào đó, có thể sẽ gây nhàm chán. Nhưng hãy nhớ, nhàm chán là một dấu hiệu cho thấy những từ đó đã trở nên vô cùng quen thuộc! Và đó mới là mục tiêu thực sự của chúng ta.
You might say that watching something again and again will be boring. But please remember: boring is a sign that something is becoming familiar. And making something familiar is our main purpose in learning any language.
Tất nhiên, nếu biết cách chọn clip thì sẽ không nhầm đâu. 1 phút chỉ là tượng trưng, tôi thường chọn clip thuyết trình của các diễn giả nước ngoài với độ dài 5-7 phút, và nghe đều đặn trong 2 tuần. Tôi làm vậy vì những diễn giả chuyên nghiệp thường sử dụng từ ngữ khá chuẩn để đảm bảo công chúng đều hiểu. Hơn nữa, nó cũng giúp ích cho công việc của tôi.
Đôi khi thuyết trình, tôi thấy có những câuu mình nói đầy cảm hứng y như họ!
Of course, if you choose the right clip, it never bores you. The “1 minute” is only symbolic. I often choose presentation clips of professional speakers which are 5 -7 minutes in length, and listen to them regularly for two weeks. I prefer them because the speakers will choose their words carefully when presenting in public. It also improves my presentation skills, sometimes I see myself talking so inspirationally just like them!
Để có thể tìm được những clip như thế, bạn có thể lên
TED.com hoặc search google từ khóa “Toastmaster World Champion” và quan trọng là tìm cách download (hoặc mua) chúng về. Một mẹo nhỏ là bạn nên chuyển định dạng thành file mp3, rồi chép vào trong điện thoại để có thể nghe bất cứ lúc nào, còn clip chỉ là để xem những lần đầu thôi.
To find those clips above, you can visit
TED.com or Google “Toastmaster World Champion”. Don’t forget to download (or buy) into your devices. A small tip is that you should convert them to MP3 files, and copy to your smartphone so you can enjoy them anytime, anywhere. The clip is intended for the first time watching.
Lưu ý là trong những lần đầu nghe, hãy cứ xem phụ đề tiếng Anh (hoặc tiếng Việt). Điều này để đảm bảo bạn hiểu và hình dung được những gì người ta nói trước khi nghe. Điều này rất
quan trọng, vì nó sẽ giúp liên kết những ý tưởng trong đầu bạn với ngôn từ trong clip. Nếu bạn không hiểu những gì mình nghe, không hình dung ra được, thì một là sẽ bị khó chịu, hai là những ngôn từ đó sẽ chẳng liên kết vào đâu cả.
Note that the first few times you watch the clip, you should use subtitles (Either English or Vietnamese subtitles are ok) to make sure that you can imagine what they said. This is important, because if you don’t understand what you are listening to or cannot imagine what they are talking about, there will be consequences. The first is the bad feeling about your listening skill, the second is that words cannot link to any ideas.
Một chú ý khác là thời điểm nghe cũng khá quan trọng. Để nghe thường xuyên, hãy liên kết với một thói quen nào đó sẵn có. Tôi hay nghe trước lúc đi ngủ, vì nó sẽ gây ấn tượng mạnh hơn với não bộ. Hơn nữa, sau một ngày vất vả, thì một clip truyền cảm hứng giống như là một món ăn nhẹ, làm tinh thần tươi mới.
Another thing to notice is the time you listen. To create the new habit of listening, just link it to another habit that you have already developed. I often listen to audios before sleeping to impress the brain. Moreover, after a hard day, an inspirational clip will refresh your mind with positive thoughts.
Ngoài ra, nếu bạn muốn ngủ ngon hơn, đồng thời tăng trình tiếng Anh ngay khi tỉnh dậy. Bạn có thể Google từ khóa “guided sleeping audio” – bạn sẽ tìm thấy những audio hướng dẫn cách thư giãn để chìm vào giấc ngủ bằng tiếng Anh. Một địa chỉ tin cậy của tôi là “Paul Santisi” – ông này có rất nhiều audio free trên youtube mà hay – tôi thích nhất audio ông ấy dành tặng cho bạn hàng ngàn lời khen, với công nghệ âm thanh 3D rất chân thực.
Besides, if you want to sleep better, and improve your English right after waking up, you can Google “guided sleeping audio” and download tons of relaxing audios which can guide you to a better sleep (they also consist of a huge vocabulary on relaxation). I prefer Paul Santisi; you can search for him on
youtube.com and find the most interesting audio files - He has recorded around 1000 positive compliments in 3D sound that will make you smile before going into a deep sleep.
Một lần nữa, trăm hay không bằng tai quen, hãy dành tối thiểu 2 tuần để nghe đi nghe lại một clip rồi mới chuyển qua clip tiếp theo. Rồi bạn sẽ thấy rất khác biệt, rồi bạn sẽ thấy việc nghe tiếng Anh thật ra đơn giản hơn bạn nghĩ rất nhiều. Thế còn việc nói thì sao? Hãy khám phá vũ khí #2!
Once again, memorizing 100 words is not better than mastering only one word. Please spend at least two weeks listening to one clip or audio again and again before moving to the next. If you do that, the result will be fantastic. How about speaking? Let’s reveal the No. 2 Guerrilla Weapon!
P/s: nguồn từ Internet.